Chuyện Đức hòa Tây Ban Nha: Pressing đặc thù của người Đức, khối 4-3-3 của Enrique

kết quả Đức và Tây Ban Nha

Đức và Tây Ban Nha gặp nhau xứng đáng là trận cầu lớn đầu tiên tại W.C lần này, với chất lượng chuyên môn và yếu tố chiến thuật rất cao. Để nói về trận đấu này, có thể chia nó ra làm 2 giai đoạn: từ khoảng phút 54 đổ về trước và sau phút 54. Cùng tysobongdatructuyen tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Giai đoạn 1 trong trận Đức và Tây Ban Nha (trước phút 54):

Có thể xem giai đoạn trước phút 54, đặc biệt là H1 trận đấu là cuộc đối đầu giữa 2 trường phái bóng đá hiện đại ngày nay: Pressing đối đầu Positional Play (Định hướng vị trí), chuyển trạng thái nhanh đối đầu kiểm soát.

Trước một TBN chủ trương kiểm soát, cầm và chuyền bóng đến mức tối đa, ĐT Đức đã chọn cho mình cách nhập cuộc khôn ngoan, khi tổ chức một khối Pressing khoa học và chặt chẽ. Đó không phải là một lối đá Gegenpressing đặc thù, cũng không phải lối Pressing theo kiểu 1 kèm 1. Đức trận này chỉ lựa chọn thời điểm cụ thể để gây áp lực tầm cao.

Phần lớn thời gian còn lại, họ duy trì gây áp lực và phòng ngự theo một khối 4-2-3-1 với cự ly hẹp theo chiều ngang, nhằm hạn chế các khoảng không, ngăn không cho hàng thủ TBN tạo các tam giác chuyền bóng với bộ 3 tiền vệ và đưa bóng lên thông qua trung lộ.

trận đấu Đức và Tây Ban Nha
Đức đã có hiệp 1 chơi rất hay trong trận Đức và Tây Ban Nha gặp nhau

>>> XEM THÊM: 

TBN lúc này sẽ buộc phải đưa bóng lên thông qua 2 hành lang biên. Khi đó thì cả khối đội hình của Đức sẽ cùng nhau dịch chuyển sang hành lang biên tương ứng, để tạo sự đồng bộ cũng như tránh việc để lộ ra các khoảng trống theo chiều dọc trong khối phòng ngự của mình. Trong khối Pressing của người Đức, duy chỉ mình Gundogan được phép chơi 1 vs 1 và người mà Gundogan theo kèm không ai khác là trạm trung chuyển bóng của TBN mang tên Busquets.

Những cái tên còn lại (Musiala, Muller, Gnabry và cặp Pivot) sẽ cùng di chuyển theo một khối như công thức đã nêu trên, và với cách đá này, người Đức đã gây ra rất nhiều khó khăn cho TBN trong quá trình triển khai bóng của mình. Cũng chính cách gây áp lực và phòng ngự này cũng đã giúp cho Đức có khá nhiều lần khiến TBN để mất bóng từ giữa sân, từ đó thực hiện chuyển trạng thái và tạo ra cơ hội.

Trước kiểu đá này của người Đức, người TBN không hề tỏ ra nao núng, mà vẫn kiên định với lối đá của mình. Khối 4-3-3, cự ly các tuyến gần nhau, liên tục chuyền bóng, ban bật để triển khai bóng lên phía trên. Và dù người Đức đã tổ chức một khối Pressing và phòng ngự vững vàng đến đâu, những người TBN vẫn biết cách để thoát ra và tổ chức những đợt tấn công nguy hiểm về phía khung thành Neuer.

Với những chân triển khai bóng thượng thặng như Busquets, Rodri, Pedri hay Gavi, cách lên bóng của TBN trước áp lực của người Đức vẫn tỏ ra cực kỳ bình thản, từ tốn, đúng với triết lý đặc trưng của họ: ưu tiên kiểm soát, chuyền chậm rãi và chỉ tăng tốc khi cần.

tin tức Đức và Tây Ban Nha
Cách TBN bố trí khối đội hình 4-3-3 để thoát áp lực của người Đức. HÌnh ảnh này cũng cho chúng ta thấy về khối 4-2-3-1 cự ly hẹp được Đức tổ chức khoa học như thế nào – Trận cầu nảy lửa Đức và Tây Ban Nha

Chính cách nhập cuộc theo 2 trường phái hiện đại của 2 đội đã tạo nên một thế trận đôi công rất hấp dẫn, mà dù không có bàn thắng thì vẫn dễ xem hơn so với những gì các trận ở khung giờ sớm đã làm được. Điều duy nhất mà Đức và Tây Ban Nha thiếu đi ở H1 này chỉ là tính chính xác trong các tình huống dứt điểm sau cùng + một chút đột biến từ các cá nhân trong một vài thời điểm. Đó cũng là lý do khiến chúng ta có giai đoạn 2 của trận này.

Giai đoạn 2 (sau phút 54, khi Đức và Tây Ban Nha lần lược đưa vào các trung phong của mình):

Gần như ngay sau một tình huống Asensio dạt biên trái và căng ngang vào mà không có một ai ở bên trong băng cắt, HLV Enrique đã nhận ra vấn đề về sự thiếu điểm chạm của TBN trong vòng cấm. Ông thay ngay Morata vào sân thế chỗ Asensio. Lúc này, TBN đã có 1 người biết băng cắt, một điểm chạm thực thụ trong vòng cấm để cụ thể hóa những đường căng ngang hoặc một chuỗi ban bật đưa bóng vào khu vực 16m50 tuyển Đức. Hiệu quả gần như xuất hiện ngay tức khắc ở phút 62 trận Đức và Tây Ban Nha với quả di chuyển cắt mặt Sule của Morata.

kết quả Đức và Tây Ban Nha
Hiệp 2 bùng nổ của người Tây Ban Nha – Trận bóng giữa Đức và Tây Ban Nha

Lúc này, Flick cũng thể hiện cho Enrique thấy không phải chỉ mình HLV người TBN biết thay người. Ông cũng nhận ra vấn đề về việc Muller đuối sức cũng như Đức thiếu đi tính đột biến và chính xác trong các tình huống dứt điểm sau cùng. Và việc đưa lần lượt Füllkrug và Sane vào sân trận Đức và Tây Ban Nha cũng gần như ngay tức khắc mang lại hiệu quả.

Sane vào sân trận Đức và Tây Ban Nha ngay lập tức tạo ra 2 cơ hội, với cùng 1 kịch bản (đi bóng cut inside và xẻ nách cho Musiala và Füllkrug băng xuống). Nếu Musiala còn thiếu 1 chút quái để chuyển hóa cơ hội thành bàn thì Füllkrug đã chứng tỏ không phải ngẫu nhiên anh được chọn trong vai trò “số 9 thật” của tuyển Đức ở giải lần này với cú dứt điểm lạnh lùng ở góc hẹp.

Chỉ 3 sự thay đổi nhỏ đến từ 2 vị HLV đã khiến thế trận liên tục thay đổi trong khoảng 40 phút cuối H2. Đó là còn chưa kể nếu Sane quyết đoán hơn trong tình huống cuối trận, có khi Đức mới là đội giành 3 điểm sau cùng.

Nói tóm lại thì Đức và Tây Ban Nha dẫu chưa phải 1 trận cầu thuộc hàng “đỉnh cao”, như kiểu Liverpool vs Man City thời on Prime ở NHA. Nhưng gì thì gì, đây vẫn là màn đối đầu thuộc hàng đỉnh cao nhất kể từ đầu giải đến giờ, mang đầy đủ tính chuyên môn lần chiến thuật của một trận cầu đinh cấp CLB lên cấp ĐTQG.

Giờ thì cơ hội sẽ là dàn đều cho tất cả các đội ở bảng này, nhưng mình vẫn hy vọng, TBN sẽ đánh bại Nhật, còn Đức hạ đẹp Costa Rica ở vòng cuối, để Đức và Tây Ban Nha đội này dắt nhau vào vòng trong. Bởi đơn giản cả Đức và Tây Ban Nha đều đang trình diễn một lối đá đầy hiện đại, đặc thù và có tính cống hiến cao, hơn rất nhiều so với phần còn lại của giải đấu.